Cảnh báo quan điểm nguy hiểm
Có hai lĩnh vực không nên động chạm và tranh luận trong bất cứ trường hợp nào đó là: Quan điểm về tôn giáo và chính trị. Những quan điểm trong 2 lĩnh vực này mang tính niềm tin cá nhân rất cao. Niềm tin chính là 1 trụ cột trong việc định nghĩa “ta là ai”, khi nó lung lay dẫn đến bất an, cáu giận.
Bằng lời nói, ai cũng có thể chọc cáu người khác khi chạm vào 2 lĩnh vực kể trên. Vì nó tác động đến niềm tin của ta về chính mình. Cực kỳ nguy hiểm.
Nếu CCCD định nghĩa bạn bằng tên, tuổi… Thì quan điểm tôn giáo, chính trị định nghĩa bạn bằng niềm tin, lý tưởng. Thử tưởng tượng Công an cầm CCCD của bạn lên đối chiếu nhưng thẳng thừng từ chối không công nhận dù ảnh rõ là mặt bạn, bạn có cáu không?
Bằng lời nói, tất cả chúng ta đều có thể trở thành cảnh sát “niềm tin” và chọc cáu nhau.
Đáng lẽ ra ăn uống, dinh dưỡng, tập luyện và ngủ nghỉ không nênnhư thế. Dinh dưỡng, tập luyện hợp lí là kết tinh của khoa học, có tính khách quan và dựa trên sự thật1. Bản chất của khoa học là lí trí, nhưng hầu hết trường hợp ta bỏ qua lí trí và quyết định bằng niềm tin vốn có. Như vậy không chính xác trong lĩnh vực này.
Theo Cambridge: Khoa học là sự tìm hiểu kỹ càng về cấu trúc và hành vi của thế giới vật chất, đặc biệt bằng quan sát, đo lường và làm các thử nghiệm, và là sự phát triển các lý thuyết để mô tả kết quả của những hành động trên.
Nếu bạn tôn thờ và 1 chế độ ăn-tập do 1 người/nhóm nào đó “phát minh” ra, không có công trình khoa học để chứng minh hiệu quả vượt trội như lời đồn cho đích danh chế độ đó và hạ thấp những người không làm theo hoặc có quan điểm trái chiều… thì bạn không áp dụng khoa học mà đang tham gia 1 giáo phái/đảng phái về ăn-tập thì đúng hơn.
Và những người đứng đầu giáo phái nếu truyền bá tư tưởng cá nhân mà không có bằng chứng kèm theo là người ngụy khoa học không đáng tin.
Ví dụ một số giáo phái: giáo phái lowcarb; keto; nhịn ăn gián đoạn; không phải nhịn ăn gián đoạn; không ăn thịt; ăn thô; ăn trái cây; giáo phái thuận tự nhiên, không cần đong đếm calo và ít gặp ở VN là giáo phái carnivore, biohacking,…
Mỗi đồng xu đều có 2 mặt. Theo “giáo phái” thì có xấu hay không?
Mỗi “giáo phái” kể trên đều có ưu, nhược điểm riêng.
Ví dụ:
– Chế độ lowcarb có hiệu quả giảm cân thật sự, khi mà calo ăn vào thấp hơn calo tiêu hao.
– Chế độ ăn không đong đếm calo, thực phẩm có hiệu quả thật vì giải tỏa được những stress về tâm lý trong quá trình ăn kiêng.
Tham khảo: Các chế độ ăn khác nhau nhưng cùng mức calo thì cho hiệu quả như nhau1 nhưng khác nhau về khả năng ảnh hưởng lên sức khỏe2
Nhưng còn những mặt trái, nhược điểm lên sức khỏe thì sao, bạn có biết về chúng hay không?
Có 2 trường hợp xảy ra:
1 là nếu ta biết chỉ biết và trải nghiệm về ưu điểm và lựa chọn thì đó là ngây thơ. Những cái gì gây hại thường đến muộn và ta đang bị “phê” bởi những cái ưu điểm.
2 là nếu bạn nắm chắc cả ưu lẫn nhược mà vẫn chấp nhận lựa chọn thì đó là quyết định cá nhân chín chắn, mình tôn trọng, mình sẽ không tranh luận về vấn đề niềm tin.
Khi dừng lại ở cấp độ cá nhân bạn tin bạn áp dụng thì… mọi thứ đều ổn. Còn bây giờ đến những phần không ổn:
Khi nào thì theo “giáo phái” trở thành việc xấu và nên tránh xa?
Khi gián tiếp/trực tiếp tuyên truyền những thứ mình không hiểu rõ và không có cách giải thích, chứng minh chính đáng. Dù là với bất kỳ mục đích nào.
Gần đây mình bị làm phiền bởi 1 “giáo phái” ăn uống, việc các bạn ăn, uống gì mình không quan tâm, nhưng nhân danh khoa học để tuyên truyền “giáo phái” là điều sai trái.
2 điều cơ bản nhất thể hiện điều đó là người tuyên truyền không phải người được 1 tổ chức, Đại học Y khoa nào công nhận chuyên môn và cũng không có khả năng chứng minh quan điểm của mình là hợp lý.
Nói nhỏ: “tôi dùng nó để kiếm thêm ngoài công việc chính, dù sao nó cũng đâu có hại gì?”
Nếu vậy liệu bạn có thể bắt tay và ủng hội những người chuyên quảng cáo “tung giời” các sản phẩm TPCN (vd công ty tên là Cuộc-sống-thảo-mộc) hay không?
Theo “giáo phái”, tuyên truyền hấp dẫn và thu tiền trông không khác lắm đâu.
Không biết tác hại, không có nghĩa là không có. Người không biết thì mãi không biết, vì quá tin mất rồi, kể cả đến khi tác hại xuất hiện cũng còn lâu mới biết, còn người biết thì lờ đi vì 1 lý do nào đó.
Ví dụ:
– Ăn theo giáo phái keto dài ngày làm tăng sinh amoniac lâu dài tăng tải cho gan thận vì phải chuyển amoni- thành ure (theo PGS Yến Phi – nguyên chủ nhiệm khoa dinh dưỡng ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch) [3]
– Ăn theo giáo phải carnivore – chỉ ăn thịt người thực hành sẽ bị tiêu chảy liên tục trong vòng 2 tuần đầu và rối loạn khuẩn ruột có thể gây rối loạn tiêu hóa kéo dài. (theo Joe Rogan trong podcast JRE)
– Ăn chế độ không đong đếm calor và nhiều đường bột vào buổi tối, làm rối loạn nhịp sinh học và tăng nguy cơ tiểu đường. Vì theo nhịp sinh học buổi tối khả năng sử dụng đường bột giảm sút [4] khiến cho glucose (sản phẩm cuối cùng sau tiêu hóa đường bột) trôi nổi trong máu. Chúng ta sẽ sống 1 đêm như người tiểu đường. Cực kỳ hại cho mạch máu và thận.
…
Theo “giáo phái ăn uống” là quyền của bạn. Không ai có quyền cấm. Nhưng đừng tuyên truyền những thứ mà bản thân không có cách chứng minh nó. Có thể tất cả những hiệu ứng bạn nhận về chỉ là hiệu ứng giả dược ngắn hạn (placebo effect [5] [6]). Sớm muộn gì nó cũng mất.
Hướng dẫn bạn cách chứng minh: Viết 1 đề tài nghiên cứu, gộp 100-1000 trường hợp đã áp dụng “bí kíp” và xử lý số liệu, sau cùng nhận phản biện từ hội đồng khoa học của 1 cơ sở uy tín. Hoặc ít nhất, hãy viết 1 bài luận tử tế, có trích dẫn đàng hoàng và sẵn sàng nhận phản biện. Ở VN có thể là Viện Dinh dưỡng, các trường Đại học Y khoa.
Vậy điều mà độc giả cần làm sau 1 bài dài của mình là gì?
Tỉnh táo trước những “giáo phái” tràn lan.
3 tác hại chính của việc tôn thờ quá mức 1 “giáo phái”
1. Từ chối các kiến thức khoa học hợp lý – cái tốt: Vì sự thiên vị quá mạnh (bias), niềm tin đã trở nên cố hữu và khó dám nhận sai lầm (ảnh hưởng đến sự tự tin cá nhân)
2. Không thể thay đổi hành vi khi niềm tin đã ăn sâu: trong khi kiến thức mới, khoa học thay đổi liên tục.
3. Gây hại cho người khác khi tuyên truyền: Có thể bản thân “giáo phái” tốt với 1 vài người – khoa học gọi là case report. Nhưng những “đệ tử báo thầy” áp dụng bừa bãi và tuyên truyền lung tung, đến những người không phù hợp và gây hại vì lựa chọn ngây thơ từ đầu. Nghiệp đấy.[/su_box]
- Ngủ đủ giấc hoặc ít nhất 6 tiếng trong đêm (ngủ sâu)
- Ăn đủ 3 bữa chính, 4 nhóm chất mỗi bữa và không ăn vặt
- Tập luyện đúng cách 15′ mỗi ngày. Đúng cách nghĩa là không quá nhẹ hay quá nặng
Tài liệu, các quan điểm uy tín dùng làm cơ sở cho những quan điểm quan trọng của mình được đánh số cuối mỗi câu. Để lại câu hỏi, suy nghĩ của bạn về bài viết này để chúng ta có thể thảo luận và cùng nâng cao kiến thức về dinh dưỡng.