Bát phở ít bánh và cân nặng
“Cho em một bát tái, ít bánh” là lựa chọn của 1 khách hàng mũm mĩm vào sau tôi. Làm dấy lên câu hỏi: họ đã chịu bóp mồm ăn ít mà vẫn mũm mĩm là vì đâu?
Sáng đi làm sớm, tôi về rẽ vào ăn phở bò.
Đây là 1 quán quen từ ngày còn là sinh viên, vào năm 2015 ở đây là đường đất, nước cống tràn lan bẩn thỉu.
Sau 2 năm cải tạo nó đã trở thành ngõ 10 Tôn Thất Tùng và giờ là phố Tam Khương đông vui với đủ loại hàng quán, dịch vụ.
Bước vào quán tôi dõng dạc: “cho em bát chín, nhiều hành”. Nói kiểu liến thoắng không có điểm nhấn khiến chị chủ phải hỏi lại sau 2 phút.
Vì ăn phở thường không có rau xanh như bún bò/bún chả nên tôi thường xuyên gọi nhiều hành.
Ngày bé tôi sợ hành lắm, lớn lên đi học chuyên ngành dinh dưỡng rồi đâm ra lại… thích ăn hành.
Tôi tự mỉa mai mình rằng: “học cho lắm vào rồi thay lòng đổi dạ”
Nếu ta đã gặp nhau ngoài đời, bạn sẽ biết tôi “bé như cái kẹo” (160cm, 53kg) tuy vậy suốt 20 năm ăn phở, chưa bao giờ kẹo tôi phải gọi PHỞ ÍT BÁNH.
Phải chăng tôi là minh chứng sống cho việc ăn phở đủ bánh thì body đẹp?
Haha thật là tào lao.
👉 Xét về mặt khoa học nói vậy là SAI và đám ngụy khoa học (mượn danh khoa học để phục vụ mục đích cá nhân) thường dùng cách này để che mắt mọi người: Lấy số ít làm đại diện và đưa ra kết luận.
Tôi luôn có khát khao được tiếp cận và chia sẻ những thông tin trung thực.
Trở về với quán phở.
Đầu tiên phải dành lời khen cho quán, có tủ sấy bát đũa và riêng 1 tủ đông bảo quản thịt bò, tách khỏi các thực phẩm khác, sẽ an toàn hơn.
Nếu là người quan tâm đến an toàn thực phẩm, bạn sẽ chấm quán này 10 điểm ngay.
Nguy cơ nhiễm chéo khi để thực phẩm gần nhau: vi khuẩn từ thịt lây sang rau, hoặc ngược lại là rất nguy hiểm.
👉 Quán ăn nào có đặc điểm này, mọi người nên chọn, họ có hiểu biết, hoặc có tâm huyết đấy.
Phở ra đây rồi, tôi thêm tỏi, tiêu và húp luôn.
Đang ngồi ăn thì có 2 anh chị trung niên đi vào, người nam không béo nhưng có bụng to, người nữ thì mặt mũm mĩm hơn, mặc váy đen nên trông cũng gọn.
Tôi đã đoán đây là 1 cặp vợ chồng hạnh phúc, và đã biết mình đúng ngay khi cả 2 cùng nhau gọi… PHỞ ÍT BÁNH.
👉 Nghịch lý trong quan sát là người gọi phở ít bánh thì thường mầm mập, còn người ăn bát đầy đủ thì lộc cộc xương sườn.
Tôi ăn xong bát phở đầy đủ và chưa no, nếu giàu thì ăn thêm bát nữa ngay.
Bàn bên hai anh chị trung niên tấm tắc: “may mà gọi ít bánh” Chẳng lẽ sức ăn của anh chị ấy yếu vậy sao.
Phần lớn những lần bắt gặp: người gọi phở ít bánh đều mập hoặc muốn giảm cân. Lần này là đa số rồi, liệu ta có thể nói rằng “ăn PHỞ ÍT BÁNH sẽ gây béo” hay không?
Nói cách khác: bát phở ít bánh là nguyên nhân gây thừa cân ?!
Một lần nữa câu trả lời là KHÔNG
Điều tương tự với xảy ra với đường ngọt, dầu mỡ. Chúng nó đã mang tiếng xấu từ lâu nhưng riêng chúng nó và vô hại.
Nói theo ngôn ngữ khoa học đó là: “Ăn phở ít bánh có-mối-liên-hệ với tình trạng thừa cân, nhưng không phải nguyên nhân”
Thế nào là CÓ MỐI LIÊN HỆ: có thể là nguyên nhân (sẽ nói ở một bài khác) mà cũng có thể do trùng hợp xuất hiện cùng nhau. Tức là chưa có gì chắc chắn cả hoặc có khi chỉ là trùng hợp xuất hiện.
Còn với 1 người làm dinh dưỡng như tôi: Phở ít bánh là thói quen của những người thừa cân, thừa mỡ, đang cố gắng cải thiện tinh thần, vóc dáng…
Thói quen này khiến họ thích kiểm soát những thứ dễ/cụ thể, và… bỏ qua những thứ trừu tượng/khó hiểu:
“Được đến đâu hay đến đó”
Theo thói quen này họ sẽ cố kiểm soát những thứ dễ như bát phở
“à vì ăn tinh bột sẽ bị béo (dù sai), mà bát phở có bánh cho nên mình ăn ít bánh là tốt thôi”
Nghe rất hợp lý đúng không?
Không đâu, không hề. Để Tú giải thích cho bạn:
Phở chỉ gồm bánh, thịt và hành thì đến trẻ con cũng biết chỉ cần giảm bánh phở đi là sẽ giảm calo và HỖ TRỢ giảm cân.
Không chỉ phở mà bún, cơm cũng chung số phận cơ mà… không thể làm điều tương tự với các bài toán khó hơn:
Họ dễ tặc lưỡi trước những thứ trừu tượng – khó kiểm soát vì nhiều calo ẩn: salad, lẩu nướng chấm đẫm sốt, đồ chiên rán ngon miệng, bánh ăn kiêng…
OAN NGHIỆT NHẤT phải kể đến salad…
Trông thì rõ là rau cỏ ít calo, nhưng bạn có biết là tay mình (hoặc người bán) đã trộn bao nhiều dầu, muối, sốt sủng và đường bên trong hay không?
Ví dụ khác bánh Hamburger, nhìn qua thì cũng rất ổn nha: có cả thịt, cả rau nhưng chỉ có CHÚA mới biết trong miếng thịt có bao nhiêu phần dầu/mỡ và trong lớp vỏ bánh có bao nhiêu tinh bột, đường, bơ, sữa.
Bảo sao… giảm béo khó thế.
Chúng ta thiếu khả năng kiểm soát các món ăn phức tạp kể trên, mà chỉ có thể kiểm soát các món dễ mường tượng (như phở) thôi. Nói cách khác, ăn phở ít bánh là nỗ lực thu gọn vóc dáng của người mũm mĩm.
Đã là nỗ lực thì cần ghi nhận và tuyên dương.
Tuy vậy, đáng buồn là đôi khi, nỗ lực sẽ không được đền đáp nếu ta làm khi chưa hiểu bản chất.
Còn bạn đọc, bạn có bao giờ gọi phở ít bánh với mong muốn giảm cân hay chưa?
Vậy ngoài điều đó ra ta có thể làm gì để thon gọn hơn đây?
Hẹn bạn trong bài tiếp theo, hãy bình luận và để lại email, bạn sẽ là người được nhận tin báo sớm nhất khi bài viết mới lên sóng.
Nếu bạn thích bài viết này và muốn hỗ trợ cho tác giả, hãy thử sử dụng ví điện tử VN-PAY trên di động để thanh toán nhanh, thuận tiện , nhiều mã giảm giá mà không cần tiền mặt hay thẻ.
Hiện giờ đang có ưu đãi -40.000đ khi đặt vé xem phim, hoặc đặt xe, taxi.
Đây là ví điện tử chính thống trực thuộc ngân hàng nhà nước. 👉 Bấm vào đây để vào trang cái đặt trong Apps Store hoặc CH Play