Xử lý nguyên nhân ẩn làm ta mãi gầy

Tăng cân thật khó khi bị chó đuổi

Dắt con chó pitbull đi dạo và quên không mang rọ mõm, mình thầm ước là không gặp phải con cún cảnh nhiều lông nào trên đường về, vì Pitbull nhà mình bị “cuồng” mấy giống ấy.

Là do nó muốn chơi đùa, nhưng với cái dáng vẻ này, nó thường làm người chủ kia sợ xanh mặt.

tăng cân

Và đời thì không như mơ 😢

Bước ra từ trong ngõ là 1 anh Tây ẵm cún poodle

tang can

Chỉ cách nhau khoảng 10 bước chân, từ đằng sau 1 con Pitbull đen xì, cơ bắp gầm gừ sủa to, rồi bứt đốc đuổi theo, anh bạn tội nghiệp biết làm gì khác ngoài ôm cún chạy té khói.

May mắn thay, anh không bị cắn nhưng anh bị mất 1 thứ khác: cảm giác thèm ăn.

Thế là từ lần bị chó đuổi anh gầy đi nhiều, anh bắt mình phải giúp anh tăng cân trở lại, bằng không “Tao sẽ báo công an đấy Tú” và thế là mình phải gửi cho anh bài này.

Nếu bạn cũng đang cần tăng cân, hãy cùng đọc để hiểu vì sao anh Tây lại gầy đi và cách đảo ngược tình trạng này. Hiểu biết này sẽ làm quá trình tăng cân của bạn nhẹ nhàng hơn.

💡 Ước tính thời gian đọc: 8 phút

Bài viết bao gồm 5 phần chính

I, Tăng cân dễ hơn giảm cân, nhỉ?

Học viên dảm cân của mình thì đã nghỉ hè, để đi biển hết rùi. Còn học viên tăng cân thì xin giữ nguyên vị trí 😂

Nếu bạn đã thử và thấy khó tăng cân, chắc chắn sẽ quen thuộc với câu chuyện này:

“Lắm chuyện, ăn nhiều lên là tăng cân thôi, tao còn ước được như mày, tao không ăn tí cơm nào mà vẫn béo đây này” – Đứa bạn béo của chúng ta thường nói.

Người gầy kiểu:

cạn lời, nói thế nào cho mọi người hiểu là ăn nhiều sẽ muốn 🤮 lắm

Người gầy ơi, nếu bạn đọc được bài này thì bạn không cô đơn… vì trước khi biết cách xử lý thì mình cũng chán ăn và chỉ là 1 cành củi khô thôi haha

Tang can day la toi cua truoc day
Đây là mình 11 năm trước

17 tuổi 45 kg, chật vật tăng cân, năm 20 tuổi viêm dạ dày đóng đinh ở 47kg, tiếp tục cố tăng cân, năm 22 tuổi đi làm lại tụt xuống 50, và dần tăng trở lại nhẹ nhàng.

Rất nhiều lần trong quá khứ mình đã bị giảm cân và lại lê lết cố tăng về mức cân tốt (55-60kg). Chỉ có 1 từ đủ sức nặng để mô tả quá trình này: mệt mỏi. Trải qua quá trình ấy có nhiều thứ mình ước rằng giá như có thể biết sớm hơn. Đầu tiên là:

 🤔 Có thật là Tăng cân dễ hơn giảm cân không? 
Không. Nếu dễ thì đã không có người phải từ giã sự nghiệp vì nó

Trai đẹp trong ảnh đã phải giải nghệ sớm năm 31 tuổi, dù đó là độ tuổi đỉnh cao của võ sĩ Sumo vì quá khó tăng cân. Sumo là bộ môn không chia hạng cân nên nếu anh không thể tăng cân (sức mạnh thuần túy) thì anh chắc chắn sẽ thua.

tang can sumo

Đánh đổi bằng sự nghiệp, rất nhiều thời gian, nếu tăng cân mà dễ thì anh ấy đã làm được từ lâu rồi. Vì sao 1 vận động viên chuyên nghiệp lại phải từ bỏ, khả năng cao là do phần cứng, do cơ địa (gen di truyền)

💡 Nếu biết trước về phần cứng thì mình sẽ không vội vã. Vì phần cứng cũng có thể được làm mềm nếu biết cách, đừng để nó trở thành lý do để ta bám vào và không chịu thay đổi.

II, Tại sao khó tăng cân: phần cứng

Đầu tiên phải kể đến số mệnh 😂 sinh ra đã thế rùi.

Có thể gọi đây là phần cứng không thể thay đổi, cụ thể là cơ địa di truyền của ta.

Ví dụ: Nếu cả bố, mẹ, anh em ruột của bạn cũng gầy và khó tăng cân thì khả năng cao bạn sở hữu cơ địa đặc biệt, đốt năng lượng nhiều như 1 con Mẹc G, Bugatii đốt tiền xăng vậy.

tang-can-tang-co

Sẽ vẫn tăng được, nếu cần, đó là khẳng định của mình.

Nhưng tốn thời gian và nhiều nỗ lực. Đó là lý do ngay từ đầu anh Sumo Tây quyết thi đấu, anh ấy nghĩ có thể tăng cân được nhưng thời gian không phải là đồng minh của anh.

Còn chúng ta, những người bình thường – chúng ta có thời gian. Chưa tăng cân chúng ta chưa yên tâm, thiếu tự tin nhưng chưa bị thua lỗ gì cả.

Nếu bạn thực sự cần tăng, bạn có thể làm được dù chậm hơn người khác, mặc cho cơ địa bạn có là gì.

🤔 Ai là người thực sự CẦN tăng cân: nhẹ cân quá mức theo hướng dẫn của tổ chức uy tín ESPEN

Hãy comment chiều cao cân nặng hiện tại, mình sẽ đánh giá giúp bạn xem có cần tăng cân thật sự hay không nhé.

Giả sử bạn nằm trong nhóm cần-tăng-cân và gặp khó khăn thì có phải dưới đây là những điều bạn đã và đang trải qua hay không:

  • Xuất hiện rất ít cảm giác thèm ăn, gần như không có
  • Cảm thấy khó chịu khi phải ăn thêm
  • Bạn hay nghĩ “Ăn cũng mệt” điều này chẳng kém gì việc khóa miệng của người béo đâu.

Kết quả là dù vô tình hay cố ý, vì những vấn đề trên người gầy có xu hướng ăn ít đi, bỏ bữa.

Vậy tại sao điều này lại xảy ra, xử lý nó thế nào, phần tiếp sẽ lý giải rõ cho bạn.

III, Khi bị chó đuổi ta thay đổi thế nào?

Sợ là đúng, bên cạnh đó sẽ bị mất thêm 1 thứ quan trọng…

Nguyên nhân thường gặp nhất của chán ăn, khó tăng cân tuy nhiên cũng lành tính nhất là stress, thứ đáng lẽ chỉ sinh ra khi ta gặp nguy hiểm. Ví dụ như khi bị chó đuổi

cho duoi co nghia la stress
Nếu bạn là người trong ảnh, bạn còn tâm trí nào để thèm ăn không?

Lần gần nhất bạn thấy 1 người vừa ăn bánh mì vừa chạy chó đuổi là khi nào?

Không bao giờ có.

Khi tình huống xảy ra, ngoài việc sợ, chạy té khói thì ta không còn đói.

👉 Cụ thể khi bạn bị chó đuổi chính là 1 stress, khiến tất cả các hệ thống trong cơ thể sẽ ưu tiên cho việc chạy/nhặt đá/sút chó (chống-đỡ) vì vậy 1 việc hưởng thụ như ăn uống sẽ bị coi là vớ vẩn và tạm thời bị bỏ qua. Thế là ta mất cảm giác đói.

Chó đuổi thật là stress ngắn hạn cũng ít gây hại trừ phi ta bị cắn đau. Tuy nhiên nhờ bối cảnh này ta sẽ có thể hiểu vấn đề đáng lo hơn là chính những stress từ suy nghĩ, do chúng ta tự tạo ra.

💡 Nhớ rằng: Nếu gặp stress thì cơ thể ta sẽ phải chống đỡ và mất cảm giác đói

Suy nghĩ, trí tưởng tượng, lòng cảm thông là những nét đặc trưng của con người so với các động vật, cũng chính vì lẽ này, hiện nay chúng ta dễ rơi vào stress hơn.

Ví dụ: Bạn cảm thấy thương cảm cho bộ tộc Navi trong bộ phim Avatar khi Cây Nhà của họ bị con người đánh sập, trời ạ, người Navi không có thật vì họ chỉ là kỹ xảo điện ảnh, thế nhưng chúng ta vẫn buồn, vẫn khóc, tim đập, chân run,… là chuyện bình thường

💡 Con người thì khác với loài vật ở chỗ: chưa cần con gì đuổi cắn, hay ông sếp nào trù dập thì ta vẫn có thể tự làm mình stress chỉ bằng suy nghĩ.

Khi suy nghĩ hoặc gặp vấn đề tiêu cực cơ thể sẽ chống-đỡ bằng những suy nghĩ tích cực, hoặc tìm giải pháp. Mải cân bằng, nghĩ cách (chống đỡ) nên ta không đói.

Trở lại với câu chuyện ban đầu, anh Tây hoàn toàn có thể hét lớn rằng “Con chó này, mày không cần đuổi, tao tự stress được”

Chúng ta thật sự có thể làm được như thế và nếu kệ mọi thứ diễn ra, nó có thể kéo ta trượt sâu vào một chuỗi stress dai dẳng, gọi là stress mạn tính.

Có thể chưa nặng đến mức viêm loét, trầm cảm hay rối loạn lo âu, nhưng đủ để làm bạn chán ăn.

💡 Năm 2023, một nghiên cứu từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã cho thấy có đến 1/3 người trưởng thành bị suy dinh dưỡng đến khám (nhẹ cân, thiếu năng lượng trường diễn)

Trùng hợp trong bối cảnh căng thẳng vì suy thoái kinh tế, áp lực tài chính đang ngày một đè nặng, đặc biệt là ở độ tuổi lao động chính (20-29 tuổi) - cũng là đối tượng có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất.

Tuy nhiên stress là 1 phần tất yếu của cuộc sống, không thể loại bỏ hoàn toàn, lẽ nào ta sẽ chán ăn mãi, phải chịu gầy mãi hay sao, không đâu, sẽ luôn có cách.

Điều ta cần làm là:

  • Am hiểu về stress
  • Đâu là đối trọng của nó?
  • Tìm cách kiểm soát, giữ stress ở mức thấp

tất cả có ở phần sau, hãy đọc tiếp và cùng thoát pressing nào 💪💪

IV. Thoát áp lực, lấy lại cảm hứng ăn

  • Thử nhớ lại trước đây, đã bao giờ bạn từng có cảm giác muốn ăn cả thế giới chưa?

Nếu câu trả lời là thì xin chúc mừng, bạn vẫn còn có thể cứu được 😂.

Để tiếp tục hãy trả lời câu hỏi sau:

Trước và trong khi thèm ăn bạn đã làm gì?
  • Mới hoàn thành bài tập thể dục
  • đang đi du lịch,
  • đạt điểm cao nhất lớp,
  • được tăng lương,
  • thăng chức,
  • thắng 1 trận đấu thể thao
  • làm tình sung sướng
  • sau khi dùng chất kích thích?
giam-stress-va-them-an

Nếu bạn thèm ăn và ăn ngon miệng hơn sau khi thực hiện 1 (hoặc một vài) hoạt động kể trên thì cách để lấy lại cảm hứng ăn và tăng cân tốt nhấtkiểm soát stress

Tại sao Tú lại khẳng định chắc chắn như vậy?

Bởi các hoạt động kể trên khiến não bơm cho bạn 1 liều Dopamine lớn, bạn thấy tự tin và hưng phấn, dopamine là hóa chất kéo bạn thoát khỏi trạng thái căng thẳng, là đối trọng của stress.

Các hoạt động tạo ra dopamine mang tính cá nhân cao.

Sau khi tham gia các hoạt động kể trên nếu trùng với thời điểm bạn có lại cảm giác thèm ăn sẽ là bằng chứng cho thấy vấn đề bạn đang gặp phải chắc chắn là stress.

Bạn có thể cho rằng:

“Vậy có nghĩa là nên làm các hoạt động trên nhiều hơn để thèm ăn trở lại, đúng không?”

Sẽ là sai lầm khi nghĩ như vậy vì chúng hiếm khi xảy ra, hoặc chính chúng cũng là 1 dạng stress nếu làm quá mức. Hãy giữ mọi thứ ở mức điều độ.

Ví dụ: tập thể dục quá mức, hút hít, rượu bia, sex quá độ cũng là stress và kết quả của chúng là tiếp tục chán ăn. Thay vào đó chúng ta hãy áp dụng các phương pháp dựa trên khoa học.

Hiện nay, có nhiều cách để kiểm soát stress nhưng như đã nói chúng đều mang tính cá nhân rất cao: hiệu nghiệm với người này nhưng vô dụng với người khác.

can than khi tang can

Giáo sư Robert Sapolsky (ĐH Stanford) là chuyên gia hàng đầu về stress chia sẻ trong Hubermanlab Podcast

Có cách dựa trên khoa học như vận động, liệu pháp tâm lý, thiền (cách mình sử dụng), hoặc những cách đã tồn tại cả ngàn đời nay như dựa vào tôn giáo, các hệ thống triết lý.

Gọi mình là cây tầm gửi vì mình dựa vào tất cả, vì thỉnh thoảng cách đang dùng kém hiệu quả, thì mình lại dùng cách khác.

Bạn cũng nên tự mình trải nghiệm để xem đâu là cách phù hợp với riêng bạn

Tuy nhiên do không phải chuyên gia trong lĩnh vực thần học, triết học, tâm lý nên mình sẽ không thể hướng dẫn trực tiếp mà chỉ gợi ý các đầu sách giúp bạn học cách kiểm soát căng thẳng, đó là:

1- Tâm lý học cá nhân, để có góc nhìn khác về đời sống thường ngày, quan hệ xã hội, kỳ vọng cá nhân: https://anhtudinhduong.com/book4

2- Triết lý sống kỷ luật với gần 2000 năm tuổi, tác giả là thầy giáo của Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius: https://anhtudinhduong.com/book5

3- Điểm ra những tinh hoa của Phật học, phù hợp cho người mới bắt đầu, đáng chú ý nhất là thuyết nhân-duyên-nghiệp-quả: https://anhtudinhduong.com/book6

👉 Đây đều là những đầu sách mình đã đọc và kiểm chọn, còn nhiều sách của các tác giả khác nhưng vì chất lượng dịch, biên tập kém, mình sẽ không giới thiệu.

🍀 Cảm thấy may mắn vì trong những năm Đại học mình thu nhận được thói quen tốt là đọc sách, nhưng mình cũng học được 1 điều, đọc sách cũng cần chọn lọc.

Qua phần này chúng ta đã biết nguyên nhân ẩn của chán ăn là stress và cách xử lý, tiếp sau đây cùng đến với ngọn-cành-lá nhưng có tác động trực tiếp lên cân nặng, được nhiều người quan tâm (cũng là phần mình giỏi nhất haha): ĂN UỐNG

V, Ngọn cây nơi “con chó” không thể cắn bạn

cach tang can

Giả sử trong lúc bạn đang thu thập thêm hiểu biết để điều hòa stress, bạn vẫn muốn làm gì đó để tăng cân thì ok, mình đây, chuyên gia dinh dưỡng xin chào 👋👋

Cùng giải quyết phần ngọn, tuy không tốt về lâu dài như điều hòa stress nhưng vẫn có hiệu quả rõ ràng là: ăn uống thông thái để cơ thể không cảm thấy khó chịu, tăng cân từ từ và bền bỉ.

💡 Đã là ngọn cây thì cần thời gian để trèo tới, vội vã là ngã như chơi.

Khi bắt đầu, quan trọng CẦN LƯU TÂM là nên đặt mục tiêu sẽ có 1 lối ăn-uống mới, chớ đặt mục tiêu là đạt đủ 1 số cân nào đó.

Vì đạt đủ là dừng, còn “chó thì vẫn đuổi” và bạn sẽ trở về cân nặng cũ, nhanh thôi.

Khi có mục tiêu tốt rồi thì bạn sẽ không phí thời gian, tiền bạc mua các sản phẩm được quảng cáo tăng cân nhanh chóng mà tập trung vào các bữa ăn, thực phẩm sẵn có ở nơi bạn sống.

Các cách sẽ đi từ cơ bản đến nâng cao. Hãy bắt đầu với cơ bản với chuỗi 4 bài trong album TĂNG CÂN của mình (xem ở phần cuối bài)

Các cách cao cấp, hiệu quả hơn mình sẽ chia sẻ riêng khi bạn đăng ký tư vấn cùng chuyên gia dinh dưỡng- 1 người cũng đã từng gầy. Đăng ký tư vấn dinh dưỡng là cách giải quyết vấn đề tiết kiệm thời gian nhất vì bạn sẽ không cần phải thử mọi cách.

tang can ben vung
💡 Kết thúc chủ đề, mình sẽ tóm tắt lại 2 điểm quan trọng mà bạn cần nhớ:
1, Nguyên nhân tiềm ẩn hay gặp nhất, lành tính nhất khiến ta chán ăn và khó tăng cân là stress, có nhiều cách để kiểm soát nó phần nhiều cần 1 vốn hiểu biết nhất định

2- Bên cạnh đó, bạn luôn có thể bắt đầu áp dụng các phương pháp ăn uống từ cơ bản đến nâng cao để tăng cân dần dần, bền bỉ dưới sự hỗ trợ của chuyên gia.

💙 Đọc các bài tăng cân cơ bản tại đây

💙 Nếu đã áp dụng cơ bản và thấy hiệu quả chậm thì bạn hãy đăng ký tư vấn dinh dưỡng để nhận thêm phương cách nâng cao hơn, riêng biệt hơn.

Càng bắt đầu sớm, hiệu quả càng đến sớm, vì đôn cân là đơn giản. Hãy trang bị kiến thức, sức mạnh tinh thần để kiểm soát stress và tăng cân mặc kệ chó đuổi.

“Chó đuổi anh Tây gầy” là hư cấu và không có ai bị tổn thương trong câu chuyện này đâu nhé.

VI, Nguồn tham khảo làm nên bài viết này

1. Ans AH, Anjum I, Satija V, Inayat A, Asghar Z, Akram I, Shrestha B. Neurohormonal Regulation of Appetite and its Relationship with Stress: A Mini Literature Review. Cureus. 2018 Jul 23;10(7):e3032.

2. Osmosis Notes: Gastrointestinal Function – Enteric Nervous System

3. Robert Sapolsky, PhD. “Why Zebras Don’t Get Ulcers: Stress and Health” 2018

4. Robert Sapolsky, Ph.D and Petter Attia MD: The pervasive effect of stress – is it killing you?

5. Stress (who.int)

1 bình luận về “Xử lý nguyên nhân ẩn làm ta mãi gầy”

Viết một bình luận